Báo Đấu thầu số 1-2025

nTườNG VI Một thế giới mới đang mở ra “Thế giới đang bước vào một giai đoạn lịch sử chưa từng có”, ông Trương Gia Bình mở đầu bài phát biểu và nhận định, chưa bao giờ thế giới lại trở nên bất ổn, khó đoán lường, chưa bao giờ rất nhiều dây chuyền bị đứt gãy như hiện nay và sau tất cả, một thế giới mới đang dần hiện lên trước mắt chúng ta. Trong bối cảnh đặc biệt như vậy, ai cũng phải nghĩ mình sẽ ứng xử với tương lai như thế nào? Có thể chúng ta sẽ ứng xử với tương lai với tư cách của một người lao động mà 75% công việc đang làm tại Việt Nam sẽ biến mất vào năm 2030. Nếu suy nghĩ với tư cách của một tổ chức, một doanh nghiệp, làm thế nào để có sức chống đỡ, tiếp tục phát triển, làm thế nào để sống sót qua bão tố địa chính trị? Chủ tịch FPT nêu câu hỏi và nhận định, trong bối cảnh đó, rất may mắn là chúng ta đang chứng kiến những cơ hội chưa từng có đến với Việt Nam như một vận hội của đất nước. Không phải ngẫu nhiên Chủ tịch NVIDIA chọn Việt Nam làm ngôi nhà thứ hai vào thời điểm này. Đó là bởi Việt Nam đang trở thành bến đỗ an toàn nhất trong bão táp địa chính trị thế giới. Việt Nam đã phát triển quan hệ ngoại giao với gần 200 quốc gia trên toàn cầu, là nơi an toàn và có mọi cơ hội để các ý tưởng sáng tạo phát triển. “Cơ hội đã đến và vấn đề là chúng ta có nắm bắt hay không”, ông Bình nói. Là tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) và bán dẫn, NVIDIA được thị trường tài chính định giá 3.500 tỷ USD, vượt qua mức định giá của Apple, trở thành công ty có vốn hóa lớn nhất toàn cầu. Sau thông điệp chọn Việt Nam làm ngôi nhà thứ hai, NVIDIA đã chính thức ký thỏa thuận hợp tác với Chính phủ Việt Nam, thành lập Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển về AI và Trung tâm Dữ liệu AI tại Việt Nam. Câu chuyện của NVIDIA hôm nay khiến nhiều người băn khoăn, tại sao trong quá khứ, Microsoft, IBM không chọn Việt Nam làm ngôi nhà thứ hai? Chủ tịch FPT lý giải, đó là vì vào thời kỳ hoàng kim của Microsoft, IBM, Việt Nam chưa có tên trên bản đồ công nghệ. Nhưng ngày hôm nay đã khác. Trong kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo, không riêng NVIDIA mà nhiều tập đoàn, công ty lớn sẽ đến Việt Nam, chọn Việt Nam, bởi họ nhìn thấy gương mặt công nghệ là người Việt Nam ở khắp nơi trên thế giới. Hiếm quốc gia nào có lực lượng đông đảo nhân sự làm được nhiều mảng việc, từ AI, blockchain, fintech, edutech… như Việt Nam. “Với lực lượng lao động công nghệ mà nhiều quốc gia mơ ước, người Việt Nam, lực lượng công nghệ Việt Nam có thể làm được tất cả”, ông khẳng định. Trên bình diện quốc gia, để nhân lên giá trị Việt Nam trong Cách mạng công nghiệp 4.0, ngày 22/12/2024, Tổng Bí thư Tô Lâm ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Nghị quyết xác định, phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia là đột phá quan trọng hàng đầu, là động lực chính để phát triển nhanh lực lượng sản xuất hiện đại, hoàn thiện quan hệ sản xuất, đổi mới phương thức quản trị quốc gia, phát triển kinh tế - xã hội, ngăn chặn nguy cơ tụt hậu, đưa đất nước phát triển bứt phá, giàu mạnh trong kỷ nguyên mới. Nghị quyết đặt ra nhiều mục tiêu, trong đó có mục tiêu đến năm 2030, tỷ trọng xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao trên tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu đạt tối thiểu 50%. Quy mô kinh tế số đạt tối thiểu 30% GDP, đồng thời xác định, làm giàu, khai thác tối đa tiềm năng của dữ liệu, đưa dữ liệu thành tư liệu sản xuất chính, thúc đẩy phát triển nhanh cơ sở dữ liệu lớn, công nghiệp dữ liệu, kinh tế dữ liệu. Liên quan đến doanh nghiệp, Nghị quyết nêu rõ, có chính sách đủ mạnh khuyến khích tinh thần Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT Trương Gia Bình chia sẻ về cơ hội chưa từng có đang đến với đất nước như một vận hội tại sự kiện Vietnam Tech Impact Summit 2024 tổ chức tháng 12/2024. Ông nhận được tràng vỗ tay nồng ấm của hàng nghìn khách tham dự và nói tiếp rằng, với tràng vỗ tay ấy, chúng ta cùng quyết định dấn thân vào một công cuộc vĩ đại của đất nước, đó là công cuộc thay đổi để đón bắt và nhân lên những giá trị mà nhiều nguồn lực quốc tế đang hướng về Việt Nam, chọn Việt Nam. khởi nghiệp về khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, cùng với chính sách hỗ trợ khởi nghiệp và thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài nước khởi nghiệp tại Việt Nam. Có cơ chế, chính sách hỗ trợ hình thành và phát triển một số doanh nghiệp công nghệ số chiến lược trong nước quy mô lớn để phát triển hạ tầng số, dẫn dắt chuyển đổi số quốc gia và đủ năng lực cạnh tranh quốc tế… Tháng 9/2024, Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn 2050 được Thủ tướng ban hành. Chiến lược xác định phát triển công nghiệp bán dẫn đến năm 2050 theo lộ trình 3 giai đoạn, trong đó giai đoạn 2024 - 2030 có mục tiêu doanh thu công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam đạt trên 50 tỷ USD/năm, giá trị gia tăng tại Việt Nam đạt từ 15 - 20%; quy mô doanh thu công nghiệp điện tử tại Việt Nam đạt trên 485 tỷ USD/năm, giá trị gia tăng tại Việt Nam đạt từ 15 - 20%. Cũng trong tháng 9/2024, Chính phủ phê duyệt Chương trình "Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2050", xác định Việt Nam sẽ đào tạo, phát triển đội ngũ nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn, đến năm 2030 có ít nhất 50.000 người có trình độ từ đại học trở lên phục vụ ngành công nghiệp bán dẫn trong tất cả các công đoạn. Đến năm 2050, Việt Nam có đội ngũ nhân lực mạnh, gia nhập vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu… Những quyết sách trên, theo giáo sư Hà Tôn Vinh, đã vạch một hướng đi rất mới cho đất nước để đón bắt cơ hội và phát triển cùng thời cuộc. Một con đường mới đang mở ra... Để phát triển và phát triển không giới hạn Khích lệ các doanh nghiệp trẻ, lãnh đạo FPT nói về cách mà Tập đoàn chọn để lớn lên. Đó là làm outsourcing (dịch vụ thuê Số 1 - Thứ Năm - 2/1/2025 www.baodauthau.vn 14 Cơ hội chưa từng có để cộng lực sáng tạo Nhiều tập đoàn công nghệ lớn như Viettel, FPT, CMC đã đầu tư xây dựng các trung tâm dữ liệu Ảnh: Lê Tiên

RkJQdWJsaXNoZXIy MTgzODg4Ng==