Số 1 - Thứ Năm - 2/1/2025 www.baodauthau.vn 15 ngoài) cho các hãng trên thế giới. Đến nay, Tập đoàn đã gia nhập thị trường sản xuất chip, đã có dịch vụ tư vấn, dịch vụ ERP (quản trị nguồn nhân lực), có nhiều nghiệp vụ theo ngành nghề và có nhiều hợp đồng trọn gói giá trị lên đến 100 triệu USD, 150 triệu USD… Năm 2023, FPT cán đích 1 tỷ USD doanh số xuất khẩu phần mềm và đang hướng đến mục tiêu 5 tỷ USD trong vài năm tới. Quá trình làm outsourcing là quá trình tích lũy dần về công nghệ, về nghiệp vụ, về chuyên gia, khi tích lũy đủ thì tiến lên làm hợp đồng trọn gói, làm phần mềm theo nghiệp vụ ngành, làm dịch vụ tư vấn cao cấp, làm sản phẩm… Chính bằng con đường này, Tata TCS, Infosys, HCL và Wipro của Ấn Độ đã trở thành các công ty dịch vụ phần mềm hàng đầu thế giới, chỉ đứng sau hai "gã khổng lồ" Microsoft và Oracle, còn lại không thua kém bất cứ hãng phần mềm nào của Mỹ, châu Âu hay Nhật Bản. Trong bối cảnh hiện nay, nếu chỉ chọn 1 từ biểu trưng cho việc đáng làm nhất, ông Trương Gia Bình cho biết, ông sẽ chọn từ “dữ liệu”. AI, blockchain, fintech, edutech… tất cả đều xoay quanh dữ liệu. Dữ liệu là vấn đề sống còn không chỉ ở Việt Nam mà đối với toàn thế giới. Trật tự thế giới mới sẽ được thiết lập trên cơ sở quốc gia nào nắm và quản lý dữ liệu tốt hơn các quốc gia khác. Đây là một thách thức vô cùng lớn với Việt Nam. Những tập đoàn công nghệ lớn nhất đã nhận ra và chọn đầu tư vào dữ liệu. Năm 2025, Viettel sẽ xây dựng trung tâm dữ liệu lớn ở Củ Chi, TP.HCM với giá trị đầu tư khoảng 6.000 tỷ đồng, dự kiến trở thành điểm trung chuyển dữ liệu thu hút các doanh nghiệp nước ngoài về Việt Nam như Microsoft, Google và Amazon..., điểm kết nối băng thông rộng từ TP.HCM đến các điểm trên thế giới. FPT đang đầu tư lớn xây trung tâm dữ liệu tại TP.HCM, bên cạnh 3 trung tâm dữ liệu lớn đang vận hành. Tập đoàn công nghệ CMC lên kế hoạch đầu tư 500 triệu USD vào các trung tâm dữ liệu, nâng dung lượng trung tâm dữ liệu tại Việt Nam lên gấp 10 lần và dành ngân sách tới 100 triệu USD để mở rộng sự hiện diện tại thị trường Nhật Bản… Theo Research and Markets, Việt Nam nằm trong 10 nước mới nổi trên bản đồ trung tâm dữ liệu toàn cầu do sở hữu những lợi thế như quỹ đất, khoảng trống thị trường, nhu cầu nội địa và các hành động của Chính phủ… Nếu có các cơ chế, chính sách cụ thể, đột phá, Việt Nam sẽ xoay chuyển, thu hút thêm nhiều nguồn lực để nâng tầm nền kinh tế số như các mục tiêu đặt ra. Liên quan đến nguồn lực tài chính, ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Chứng khoán SSI cho rằng, bên cạnh việc thúc đẩy sáng tạo công nghệ, Việt Nam cần có khung khổ pháp lý để những người đang đầu tư vào tài sản công nghệ được pháp luật thừa nhận, được công khai đóng thuế, vì chỉ khi công khai đóng thuế, những tài sản đó mới là tài sản hợp pháp, tài sản sạch ở bất cứ quốc gia nào. “Chúng ta cần có 1 khung pháp lý để những nhà phát triển, nhà đầu tư được bảo vệ, được minh bạch, không ai lừa được ai, không ai có thể trục lợi qua các chiêu trò trên thị trường”, ông Hưng nói. Việt Nam là quốc gia có dân số trẻ, yêu công nghệ và sẵn sàng thử nghiệm những xu hướng mới, đó là điểm rất thuận lợi. Nhưng theo ông Hưng, doanh nghiệp trong nước chỉ có thể hợp tác quốc tế khi đối tác hiểu rằng, họ có thể đóng góp gì, có thể kiếm lợi gì trên thị trường Việt Nam. “Hơn ai hết, chúng ta khơi dậy lòng yêu nước của một quốc gia dân số trẻ, đam mê với công nghệ đóng góp giá trị cho đất nước, nhưng muốn làm được, chúng ta cần xây dựng thị trường tài sản số. Vì khi tài sản được công nhận, được tự do định đoạt giá trị, mua bán, trao đổi, mới cuốn hút được các nguồn lực lớn tham gia vào cuộc cách mạng này”, ông Hưng nói. Ông mong muốn Chính phủ sớm kiến tạo thị trường tài sản số vì “cơ hội về tài sản số lần này nếu bỏ lỡ thì không biết bao giờ chúng ta có cơ hội lần nữa”, ông Hưng nói. Chủ tịch SSI đặt niềm tin khi có khung khổ pháp lý đầy đủ, chắc chắn Việt Nam sẽ trở thành trung tâm tài sản số của khu vực, loại tài sản mà bất cứ nhà đầu tư hay tổ chức tài chính quốc tế nào, kể cả những người trước đây 5 năm không quan tâm, nhưng nay đã thành yếu tố không thể thiếu trong hệ thống tài chính. Công nghệ và tài sản số được coi là 2 từ khóa của thời cuộc. Những quốc gia tiên phong đã xây dựng được vị thế chiến lược trong nền kinh tế toàn cầu. “Chúng ta không có nhiều lựa chọn. Một là tiếp tục để tự phát và để con em chúng ta ra nước ngoài làm những việc này. Hai là quản lý để giữ về mình, thu thuế và để cho con em chúng ta có đất để phát triển ngay tại Việt Nam. Đó là điều chúng tôi muốn chia sẻ và mong được góp sức xây dựng thị trường tài sản số tại Việt Nam”, ông Hưng nói. Hơn ai hết, chúng ta khơi dậy lòng yêu nước của một quốc gia dân số trẻ, đam mê công nghệ đóng góp giá trị cho đất nước, nhưng muốn làm được, chúng ta cần xây dựng thị trường tài sản số. Chỉ khi tài sản số được công nhận, được tự do định đoạt giá trị, mua bán, trao đổi mới cuốn hút được các nguồn lực lớn tham gia đầu tư. Cơ hội về tài sản số lần này nếu bỏ lỡ thì không biết bao giờ chúng ta có cơ hội lần nữa... CHủ TịCH SSI NGUYễN DUY HưNG
RkJQdWJsaXNoZXIy MTgzODg4Ng==